Xnx

Cực chẳng đã phải nợ thuế, nợ lương, nO bongdaso tỷ lệ cược

【bongdaso tỷ lệ cược】Đằng sau danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Cực chẳng đã phải nợ thuế,Đằngsaudanhsáchdoanhnghiệpnợthuếbongdaso tỷ lệ cược nợ lương, nợ bảo hiểm...

Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội và TP.HCM thống kê, tính đến hết tháng 7.2023, nhiều doanh nghiệp (DN) đang nợ, chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động, có DN nợ đến hàng chục tỉ đồng, với thời gian chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội kéo dài từ nhiều tháng nay.

Đằng sau danh sách doanh nghiệp nợ thuế - Ảnh 1.

Cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực, nhất là đối với doanh nghiệp bất động sản

ĐÌNH SƠN

Tương tự, Cục Thuế TP.HCM cũng đã công bố danh sách 100 DN nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ lên đến 7.861 tỉ đồng. Các DN này bị cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế vì các khoản nợ ngân sách quá hạn.

Theo số liệu của Cục Thuế TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, nợ thuế tại TP.HCM lên đến 53.022 tỉ đồng. Trong đó, Cục đã ban hành 45.473 quyết định cưỡng chế thuế. Tổng số nợ thuế đã thu hồi được là 12.709 tỉ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, nợ thuế tăng đột biến 12.672 tỉ đồng do nợ từ các công ty bất động sản (BĐS), trong đó có các tập đoàn lừng lẫy một thời nhưng "cực chẳng đã", đành để bị bêu tên.

Liên hệ lãnh đạo một tập đoàn BĐS có tên trong danh sách bị Cục Thuế TP.HCM bêu tên, vị này thở dài cho biết, DN của ông đang lâm vào cảnh kiệt quệ đến nỗi không còn tiền đóng thuế. Tính đến cuối tháng 6.2023, tiền mặt của công ty chỉ còn 40 triệu đồng. Công ty đang nợ lương cán bộ, công nhân viên mấy tháng nay, bởi từ giữa năm 2022 đến nay công ty gần như không có doanh thu, trong khi các chi phí vẫn rất lớn, từ việc chi trả tiền thuê mặt bằng, lương, lãi vay ngân hàng…

"Hàng bán không được, các khoản nợ bán dự án cho đối tác không thu hồi được vì họ cũng khó khăn như mình. Trong khi đó, chúng tôi liên tục phải gom tiền mặt để thanh toán hoặc mua lại các lô trái phiếu đến hạn và thậm chí chưa đến hạn. Thế nên dù biết việc để bị bêu tên nợ thuế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, đến thương hiệu công ty nhưng lúc này cũng không còn cách nào khác. Tài sản rất nhiều nhưng bán không được, làm pháp lý mãi cũng không xong. Trong khi đó đi vay ngân hàng còn khó hơn lên trời. DN hiện nay tiến thoái lưỡng nan, như cá nằm trên thớt, thậm chí có thể chết bất cứ lúc nào", ông mệt mỏi nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tịnh, Giám đốc Công ty CP tư vấn và đại lý thuế TPM, pháp luật quy định rõ, người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ từ 1 - 30 ngày, cơ quan thuế sẽ gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử yêu cầu nộp thuế. Nợ từ 31 ngày trở lên sẽ ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp gửi đến từng người nộp thuế, yêu cầu nộp ngay tiền thuế. Nếu nợ từ 91 ngày trở lên sẽ cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản. Nợ thuế từ 121 ngày, cơ quan thuế sẽ thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Thậm chí có thể xử lý hình sự, cấm xuất cảnh. Hiện rất nhiều DN, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS, khó khăn và bị cơ quan thuế cưỡng chế hóa đơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của DN. Chính vì vậy, gần như đến đường cùng DN mới chọn con đường nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội.

"Sau đại dịch, đến khủng hoảng kinh tế đã khiến các DN, đặc biệt là DN BĐS không còn nguồn thu, kiệt quệ. Trong cơn bĩ cực, khó khăn lắm DN mới chọn giải pháp cuối cùng này. Khi DN không thể phát hành hóa đơn, khi cần phải mua từng tờ hóa đơn lẻ và phải nộp 18% trên giá trị hóa đơn lẻ. Tuy nhiên, do quá khó khăn nên các DN cũng chấp nhận", ông Tịnh nói.

DOANH NGHIỆP CẦN CẤP CỨU ĐẶC BIỆT

Theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS VN (VARS), khảo sát của VARS với hơn 500 DN thuộc lĩnh vực BĐS thì 57% DN đánh giá các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN mới tác động ở mức độ bình thường. Xét trên tổng thể trong suốt gần 8 tháng qua, tình hình nguồn cung, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân trên thị trường chưa thực sự được giải quyết một cách triệt để. Về bản chất, các cơ chế, chính sách vẫn đang dừng lại ở giai đoạn "tiếp cận" và tháo gỡ "lớp ngoài" mà chưa thực sự thâm nhập và giải quyết một cách triệt để, trên diện rộng tất cả các khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung, DN. 

Cùng với các vấn đề về pháp lý thì nguồn vốn là khó khăn dai dẳng, đeo bám nhiều DN BĐS trong suốt thời gian qua. Có tới hơn 70% DN cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác động tới DN. Thậm chí, đến tận bây giờ, sau gần 5 tháng ban hành, gói tín dụng 120.000 tỉ vẫn chưa có cơ hội được phát sinh dư nợ. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các DN thuộc lĩnh vực BĐS tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. 

Trong đó, 50% DN cho biết khó khăn về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai, khó khăn về trái phiếu và tín dụng. Không chỉ các chủ đầu tư, các sàn môi giới cũng kiệt quệ khi có tới 20% sàn đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Phần còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao.

"Nếu tình hình khó khăn trên thị trường BĐS tiếp tục duy trì, có tới 25% DN chỉ có thể trụ được tới hết quý 3/2023. Nếu khó khăn tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, số lượng DN có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao", TS Đính cho hay và đề xuất: Hiện có hàng ngàn dự án vẫn đang bị "treo" chưa thể hoàn thiện để đưa nguồn cung ra thị trường. Giải quyết các vấn đề cho các dự án "treo" này, chắc chắn là một giải pháp góp phần tích cực vào cải thiện nguồn cung.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, tiết lộ dù có DN công bố lãi to nhưng chỉ để giữ gìn hình ảnh. Thực tế các DN nhỏ và cả các tập đoàn lớn đều vô cùng khó khăn. Sức khỏe của DN đang trong tình trạng suy kiệt trầm trọng nên cần phải có những cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực. Giống như người bệnh đi cấp cứu cần phải truyền đạm, truyền nước biển, phải được chăm sóc, cứu chữa đặc biệt chứ không chỉ cho uống mấy viên thuốc. Lúc này không nên phân biệt DN nhỏ hay lớn, BĐS hay sản xuất mà cần đưa ra giải pháp hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm. Phân loại dự án, phân loại DN để cho vay. Làm sao cho hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án trở thành hoạt động kinh doanh bình thường của DN. Bởi nếu gây khó khăn, cản trở thì DN sẽ bán dự án dưới hình thức mua cổ phần, thay đổi cổ đông, từ đó nhà nước thất thu. Điều quan trọng là cần nhanh chóng tháo gỡ pháp lý cho dự án chạy trở lại.

TS Nguyễn Văn Đính đề xuất: Nên xem xét, phân loại. Dự án nào cần "truyền máu" là tiền thì tiến hành hỗ trợ kết nối nguồn phù hợp để thực hiện quá trình "bơm, truyền" sao cho vừa có thể "cấp cứu" nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Dự án nào bị "treo" vì vướng mắc pháp lý thì hỗ trợ pháp lý, giải quyết một cách cụ thể, dứt điểm. Dự án nào "treo" lâu quá, không thể cứu được thì hỗ trợ để các DN khỏe mạnh mua lại dự án BĐS của các DN yếu và giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành pháp lý các dự án.

Doanh nghiệp bất động sản huy động gần 26.000 tỉ đồng thông qua trái phiếu

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap